(Gửi tới người mới phát hiện ung thư hoặc có người thân mới phát hiện bệnh ung thư)
Gần đây có quá nhiều gia đình bệnh nhân đến Khánh (Đông Nam Y Dược NGUYÊN GIÁC) trong tâm trạng lo lắng, bất an và không biết phải làm thế nào khi có người thân không may mắc bệnh ung thư. Để giúp giải tỏa phần nào gánh nặng đó Khánh đưa ra 7 vấn đề để gia đình có người bệnh thực hiện và qua đó giúp định hình và hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Bài viết này rất quan trọng nhằm giúp bệnh nhân và gia đình bệnh nhân điều trị đúng phương hướng và giảm được các chi phí về kinh tế cũng như thời gian…
===========<<<>>>>============
Bạn cần làm gì khi biết mắc ung thư? Khi bị chẩn đoán là ung thư, bạn đừng hoảng loạn! Hãy lắng nghe những gì bác sĩ nói. Các bác sĩ rất sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì cần thiết nhằm giúp bệnh nhân hiểu mình cần phải làm gì.
Hoặc là ngẫu nhiên bạn đi khám sức khỏe, hoặc là trước một vấn đề sức khỏe nào đó khiến bạn đi khám bác sỹ và bạn nhận được một chẩn đoán “Nghi ngờ ung thư” hoặc “Ung thư…”! Thật bàng hoàng bởi thông tin này sẽ thay đổi sâu sắc tâm lý và cuộc sống của bạn. Khi được nghe hoặc biết rằng mình mắc ung thư, tất cả các bệnh nhân đều bị schock và có chung một trạng thái, cảm giác bàng hoàng, hoang mang, lo lắng, sợ hãi, buồn chán, thất vọng, tuyệt vọng, thương người thân, ân hận vì mình chưa làm gì được nhiều cho gia đình, cho người thân, v.v… và v.v… và hầu hết là sau đó sẽ bắt đầu một cuộc “Thập tự chinh”: “đi vái thập phương”!.
Trong bối cảnh tâm lý khủng hoảng, bạn và/hoặc người nhà rất dễ mắc sai lầm trong việc định hướng và hoạch định kế hoạch ứng phó với tình trạng mới của bạn và gia đình trong tương lai. Bạn hãy bình thản trở lại, nghiên cứu và làm theo những hướng dẫn dưới đây để ứng phó tốt với tình trạng mới của bạn.
1.Hãy giữ vững tinh thần
Tinh thần giúp chiến thắng tới 70%-80% cuộc chiến đẩy lùi ung thư.
Ung thư không dễ gì lấy đi cuộc sống của bạn hoặc người thân của bạn
Trong giai đoạn này, bạn cố gắng và thật cố gắng bình thản, giữ vững tinh thần để còn có những quyết định đúng đắn, sáng suốt cho cuộc sống sắp tới của bạn.
2.Phải biết được chắc chắn bạn có bị ung thư hay không?
Cho dù biểu hiện lâm sàng của bạn ở ngoài thế nào thì điều đó cũng chỉ nói lên một phần căn bệnh mà bạn đang mang. Một xét nghiệm tế bào học là cơ sở để chẩn đoán xác định chắc chắn bạn có bị ung thư hay không.
Tuy nhiên, bạn hãy mạnh dạn và can đảm tìm đến ít nhất 1-2 cơ sở y tế khác để làm xét nghiệm tế bào. Nếu các nơi đều cho kết quả xét nghiệm điều cần đối mặt là bạn đang chung sống với ung thư.
3.Hiểu rõ căn bệnh bạn đang mang
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn hãy bình tĩnh và cần biết rõ rằng Bạn có quyền yêu cầu Bác sỹ cho bạn biết:
Bạn đang mắc loại ung thư nào?
Căn bệnh ung thư đang ở giai đoạn nào?
Mức độ nghiêm trọng của vấn đề tới đâu? “nặng” hay “nhẹ”:Tiên lượng bệnh ra sao: tình trạng bệnh có thể chữa được không? ước tính giải quyết được bao nhiêu % vấn đề?
Ung thư nguyên phát hay thứ phát?
Còn khu trú hay đã di căn? Di căn tới đâu? v.v…
Có những giải pháp/liệu pháp điều trị ung thư nào phù hợp với thực trạng của bạn? Sử dụng liệu pháp điều trị nào: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, hay điều trị nội khoa và “trả về địa phương” mà không xử trí gì, chỉ kê đơn thuốc mang tính “an ủi”.
4.Tìm hiểu phương pháp điều trị phù hợp
Điều quan trọng nhất là bạn cần trao đổi kỹ với Bác sỹ để biết:
- Với tình trạng của mình thì các giải pháp phù hợp nhất là gì?
- Phương hướng điều trị ra sao?: sử dụng liệu pháp nào để điều trị?
- Sử dụng liệu pháp đó đơn độc hay phối hợp với các liệu pháp khác?
- Ưu điểm và hạn chế của liệu pháp đó là gì?
- Những tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn nào?
- Thời gian, lộ trình điều trị trong bao lâu?
- Ước tính kinh phí cho lộ trình điều trị là bao nhiêu?
- v.v….
5. Tham vấn thêm ý kiến của các chuyên gia
Cuộc sống của bạn chưa thể chấm dứt ngay được. Bởi vậy, thay vì sự nóng vội và hoảng loạn, bạn hãy bình tĩnh, bình thản đi đến một cơ sở y tế khác hoặc tìm gặp một – hai chuyên gia để tham vấn thêm ý kiến của họ trước khi đưa ra một quyết định quan trọng.
Nên nhớ, các bác sỹ và chuyên gia y tế là người có chuyên môn và họ tư vấn cho bạn những điều tốt nhất để xử lý trình trạng bệnh của bạn. Còn chính bạn phải là người ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
6. Cân nhắc các yếu tố và lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Khi bạn chắc chắn rằng bạn hiểu rõ tình trạng của mình và đã có đủ dữ kiện, bạn cần lập kế hoạch rõ ràng để đối phó với tình trạng một cách lâu dài. Bản kế hoạch cần có những nội dung chính sau:
- Phương pháp điều trị ung thư nào sẽ được lựa chọn? Tại sao? Liệu pháp này tốt tới đâu? Giải quyết được bao nhiêu % vấn đề?
- Phương pháp dự phòng là gì khi phương pháp chính bị thất bại?
- Bạn sẽ lựa chọn địa điểm điều trị ở đâu?
BV tỉnh
BV trung ương
BV tư nhân điều trị ung thư
Ra nước ngoài để điều trị?
Chuẩn bị kinh phí cho quá trình chữa trị:
- Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền?
- Nếu chưa đủ tiền thì sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ đâu?
- Người nhà chăm sóc bạn khi đang trị liệu:
(Những) ai sẽ chăm sóc, trông nom bạn khi bạn ở cơ sở điều trị?
Nên có lịch luân phiên người chăm sóc, không nên nhiều người ở lại cùng một thời điểm.
Trường hợp phải trị liệu dài ngày thì người nhà đi theo chăm sóc sẽ ở đâu? Vấn đề ăn uống, sinh hoạt của họ ra sao để tránh “cú đúp” tình trạng sức khỏe xấu khi đi chăm sóc bạn.
Kế hoạch sau khi hoàn thành lộ trình trị liệu như thế nào?
Chế độ thuốc
Chế độ dinh dưỡng
Sinh hoạt và luyện tập
v.v…
7. Luôn giữ vững tinh thần và hãy đối mặt với thực tế
Mắc ung thư chưa phải là dấu chấm hết. Bạn và người thân cùng chúng tôi có thể đẩy lùi ung thư.
Bạn đừng tỏ ra buồn chán, bất lực hoặc buông xuôi bởi bên cạnh bạn còn nhiều người khác. Bạn không đơn độc trong cuộc chiến chống lại ung thư. Khi đấu tranh giành giật sự sống, bạn cần phải đối mặt với thực tế dù biết rằng không dễ dàng để vượt qua những đau đớn về thể xác và tinh thần.
Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc và ung thư không dễ gì cướp đi cuộc sống tươi đẹp của Bạn.
Đông Nam Y Dược NGUYÊN GIÁC
Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 093.636.2656