AXIT – KIỀM , CHỈ SỐ QUAN TRỌNG TRONG CƠ THỂ

AXIT – KIỀM , CHỈ SỐ QUAN TRỌNG TRONG CƠ THỂ
(Acid, Alkaline, axit, Hoóc Môn, Kiềm, nước miếng, pH máu)

Theo các công trình nghiên cứu khoa học gần đây, các đặc trưng kiềm-axit của cơ thể chúng ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ. Tính chất đó được thể hiện rất rõ qua hàm lượng độ pH (còn gọi là hocmon pH) trong máu, nước tiểu, nước bọt, dịch vị dạ dày, ruột non, nước mắt và mồ hôi.

Trong máu: Một trong những tham số quan trọng nhất của trạng thái máu là tính chất kiềm – axít hoặc độ pH (biểu hiện của nồng độ ion hyđro trong dung dịch). Nước sạch khi lọc kỹ các tạp chất có độ pH=7. Đó là nước trung hoà. Nước axit có độ pH nhỏ hơn 7, nước kiềm có độ pH lớn hơn 7. Khi độ pH của máu lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn thì quá trình trao đổi chất sẽ bị ngừng trệ .

Làm thế nào để cơ thể luôn duy trì độ pH trong khuôn khổ nghiêm ngặt đó khi hàng loạt sản phẩm trao đổi chất thường xuyên được đưa vào máu?

Có hai cơ chế bảo vệ. Thứ nhất, trong thành phần của máu có chất platma có khả năng ngăn chặn quá trình axít hoá và kiềm hoá. Thứ hai là nhờ cơ thể có hệ thống bài tiết. Lượng axit và kiềm dư thừa được đào thải qua phổi, thận, tuyến mồ hôi . Vì vậy, việc chăm sóc để phổi , thận và da làm tròn chức năng bài tiết nhằm duy trì độ pH là biện pháp rất quan trọng. Thở dưỡng sinh là một biện pháp xưa nay vẫn được các danh y coi là bí quyết để giữ gìn sức khoẻ, chính là vì nó giúp cơ thể duy trì độ pH trong giới hạn có độ kiềm loãng.

Nước tiểu: Thận có chức năng vừa đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, vừa duy trì độ pH của máu. Khi độ pH dịch chuyển về phía axít, thận tăng cường đào thải hàm lượng axit photphat NaH2PO4. Khi đó nước tiểu sẽ có tính axit. Còn nếu máu có tính kiềm, thận sẽ đào thải các muối Na2HPO4 và Na2CO3. Lúc đó nước tiểu có tính kiềm.

Khi con người ăn thịt là chủ yếu, nước tiểu sẽ có tính axit. Còn khi ăn rau, nước tiểu sẽ có tính kiềm. Nếu con người hoạt động thể lực với cường độ cao, trong tế bào cơ bắp sẽ tích tụ hàm lượng axit cao. Các axit đó sẽ đi vào máu và đào thải qua thận. Lúc đó nước tiểu có tính axit. Trong điều kiện sinh hoạt bình thường mà nước tiểu luôn luôn có tính axit thì điều đó chứng tỏ quá trình trao đổi chất bị rối loạn.

Nước bọt: Độ pH trong nước bọt thay đổi trong khoảng 5,8 – 7,4, phụ thuộc vào tốc độ tiết nước bọt. Khi đói và thèm ăn, độ pH có thể lên tới 7,8. Sau bữa ăn no nê, nước bọt có tính axít nhẹ.

Dịch vị dạ dày: Là một loại chất lỏng không màu, trong suốt, chứa 0,3 – 0,5% axit HCl. Mỗi ngày tuyến tiêu hoá trong dạ dày tiết ra 2,0 – 2,5 lít dịch vị có độ pH 1,5 – 1,8. Axít HCl trong dịch vị dạ dày có tác dụng phân hoá các phân tử chất béo để tạo quá trình lên men ở bộ máy tiêu hoá. Axít còn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Các loại gia vị có tính chất chua, cay, đắng đều có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày. Vì vậy khi ăn các thức ăn lạ như rau sống, gỏi cá, thịt tái, người ta thường ăn kèm theo các gia vị trên đây chính là để tăng khả năng sát trùng trong dạ dày .

Nước bọt chứa 99,5% nước (H2O), lượng còn lại là các chất clorua, cacbonat, muối photphat của các nguyên tố Na, K, Ca, Mg và các hợp chất hữu cơ để tạo độ nhớt cho nước bọt và làm giảm ma sát của thức ăn để dễ nuốt. Thành phần và tính chất của nước bọt phụ thuộc vào loại thức ăn. Cơ thể luôn luôn thích ứng khá nhạy cảm để tiết nước bọt thích hợp đối với từng loại thức ăn cụ thể. Đối với thức ăn cứng, nước bọt có độ nhớt cao. Khi thức ăn mềm, nước bọt có độ nhớt thấp để tăng hoặc giảm ma sát .Vì vậy, ăn chậm, nhai kỹ là một lời khuyên có cơ sở khoa học sâu sắc giúp con người tiêu hoá thức ăn với hiệu suất cao.

Nếu trong dạ dày có môi trường axit thì trong đường ruột lại có môi trường kiềm. Để tạo môi trường chuyển tiếp từ dạ dày xuống ruột, tuyến hạ vị trong dạ dày thường tiết ra dịch vị có độ kiềm nhẹ. Khi cơ thể vì một lý do nào đó tiết quá nhiều dịch vị, niêm mạc dạ dày sẽ bị rối loạn.

Ruột non: ở đây, các chất dinh dưỡng prôtein pôlyme được phân rã thành các monome để ngấm qua đường ruột vào máu. Độ pH trong ruột non có giá trị 7,2 – 8,0. Trong hành tá tràng sẽ diễn ra quá trình trung hoà thức ăn có hàm lượng axít cao bằng lượng dịch tiết ra từ tuyến mật và tuyến hạ vị. Trong một ngày, mật tiết ra 1,5 lít dịch chứa các axit amin, vitamin và có độ pH 7,3 – 8,0. Trong ruột già, độ pH lên tới 8,8 – 9,0.

Nước mắt: Độ pH của nước mắt tiết ra khi mắt nhắm lớn hơn so với khi mắt mở và dao động trong khoảng 6,5 – 7,4. Trong nước mắt chứa chủ yếu là muối của các kim loại kiềm.

Mồ hôi: Có thể tìm thấy tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Menđêlêep trong mồ hôi của con người. Mồ hôi có độ pH bằng 3,8 – 5,6. Thành phần hoá học của mồ hôi phụ thuộc vào cường độ tiết dịch (do lao động thể lực nặng, do nhiệt độ không khí xung quanh và thân nhiệt, do trạng thái hoạt động của thận).

Mùi của mồ hôi là dấu hiệu đặc biệt mang dấu ấn thông tin về thể trạng. Ai cũng có thể theo dõi sức khoẻ của chính mình bằng cách xem xét mùi mồ hôi. Một khi mùi của mồ hôi thay đổi khác thường, phải đến gặp bác sỹ ngay để khám nghiệm sức khoẻ. Nên nhớ rằng, các tuyến mồ hôi có tác dụng quan trọng để giữ độ pH cân bằng trong máu. Đó là lý do khiến chúng ta phải luôn giữ cho tuyến mồ hôi trên da được sạch sẽ, thông thoáng
Tổng hợp.

Đông Nam Y Dược Nguyên Giác

Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 093.636.2656

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *