DÙNG KIẾN THỨC ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG CUỘC SỐNG

I. DÙNG KIẾN THỨC ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG CUỘC SỐNG
Con đường duy nhất để sở hữu sức khỏe, đó là con đường học tập để có kiến thức bảo vệ duy trì sức khỏe bản thân

  1. Thực ra bạn đang “ Giả khỏe mạnh” đấy!
    Theo thống kê của WHO: Tỷ lệ người thuộc nhóm khỏe mạnh 5%; nhóm mắc bệnh 20%; còn lại 75% thuộc nhóm “giả khỏe mạnh”.
    Vậy giả khỏe mạnh là gì? Đó là trạng thái giữa khỏe mạnh và bệnh tật, hay còn gọi là “ hội chứng mệt mỏi mãn tính”( theo WHO). Khi ở trạng thái “giả khỏe mạnh” không có nghĩa cơ thể chưa có bệnh mà cơ thể đang ở “ giai đoạn đầu của bệnh tật” hoặc “ giai đoạn phi lâm sàng” của bệnh tật. Do vậy từ “ bệnh tật” ta thường dùng phải gọi là “ giai đoạn cuối của bệnh tật” hoặc “giai đoạn lâm sàng của bệnh tật”.
    Khi ta vào bệnh viện đồng nghĩa với việc bệnh đã ở giai đoạn cuối
    Thực ra, bản chất của giả khỏe mạnh là quá trình làm tiêu hao những dự trữ trong cơ thể( cơ thể có cơ chế dự phòng).
    Ví dụ:
  • Bệnh nhân thay thận vẫn sống khỏe với 1 quả thận còn lại, vậy sao tạo hóa phải sinh ra 2 quả thận cho con người? Đấy chính là dự trữ.
  • Bạn có 2 lá phổi( phải và trái), khi nói chuyện nhẹ nhàng, cơ thể chỉ dùng đến ½ lá phổi mà thôi. Vậy một lá phổi rưỡi còn lại làm nhiệm vụ gì? Đợi để được sử dụng. Khi bạn đi chạy nửa lá phổi không đủ để bạn dùng, lúc này phải dùng đến nửa còn lại, vẫn còn dư 1 lá phổi. Giả sử, bạn chỉ có ½ lá phổi thì bạn chỉ cần vận động mạnh một chút là cơ thể đã có biểu hiện tức ngực, thở gấp, bởi vì bạn không có dự trữ. Nếu như 2 lá phổi được dự trữ tốt thì bạn thích vận động kiểu gì cũng được. Nhưng nguy hiểm cũng từ đó mà ra, chẳng hạn, có một ngày nào đó phổi của bạn có 1 đốm gì đó rất nhỏ, nhưng vì có dự trữ nên đốm này không ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bạn, bạn không có biểu hiện tức ngực, khó thở gì cả. Và cũng chính vì bạn không cảm nhận được nên bạn bạn không biết phổi mình mọc lên đốm đó, và tất nhiên bạn không đến bệnh viện khám. Bệnh tật đều xuất hiện như vậy, bạn không để ý đến nó, nó sẽ tiếp tục phát triển to lên, lúc này bạn vẫn chưa biết. Nó lớn to hơn chút nữa , bạn vẫn không cảm nhận được, nó sẽ lại to dần lên, to dần lên cho đến một ngày, tất cả dự trữ của bạn đã bị dùng hết, lúc này bạn mới cảm thấy có triệu chứng tức ngực khó thở và vội vàng đi bệnh viện. Bác sĩ kết luận bạn bị ung thư phổi giai đoạn cuối
    Do đó có dự trữ là một điều rất tốt, nó giúp chúng ta có nhiều lựa chọn trong mọi hoạt động cơ thể, chính vì các bộ phận của cơ thể đều có dự trữ, nên chúng ta mới được làm những gì chúng ta muốn, mới cho chúng ta cơ hội thách thức mọi giới hạn.
    Chúng ta vẫn hay nói khả năng tiềm ẩn của con người chính là nói đến chức năng dự trữ tiềm ẩn của con người, chính là nói đến chức năng dự trữ của các bộ phận cơ thể, khơi dậy những tiềm năng của con người chính là quá trình chúng ta trưng dụng một lượng lớn những dự trữ trong người. Song mặt khác dự trữ cũng dẫn đến kết quả không mong muốn, vì nó không tạo ra những triệu chứng nhận biết giai đoạn đầu của hầu hết các bệnh, dẫn đến khó phát hiện ra bệnh( ví dụ: bệnh mạch vành, ung thư giai đọan đầu,…)
    KL: 75% người “giả khỏe mạnh” là những người đang ở nhóm “giai đoạn đầu của bệnh tật”
    WHO đưa ra 30 biểu hiện cùa bệnh lý, chỉ cần có 6 biểu hiện là những người đang trong tình trạng “ giả khỏe mạnh”

1 Căng thẳng TK, hồi hộp lo lắng
2 Tự kỷ, cô độc
3 Tim hồi hộp, rối loạn nhịp tim
4 Ù tai, dễ bị say xe
5 Giảm sút trí nhớ, quên tên người quen
6 Thiếu hưng phấn và nhu cầu sinh lý kém
7 Ngại tiếp xúc, dễ bi quan yếu đuối
8 Lực yếu, mắt hay mỏi mệt
9 Sinh lực giảm sút, phản ứng chậm
10 Chóng mặt nhức đầu, khó bình phục
11 Sút cân, suy nhược cơ thể
12 Khó ngủ, hay mơ, dễ tỉnh giấc
13 Hay ngủ lười buổi sáng, hay ngáp 2
14 Chân tay tê bì, lạnh buốt
15 Nhiều mồ hôi nách, họng khô
16 Hơi sốt nhẹ, đổ mồ hôi trộm
17 Nhức mỏi eo lưng
18 Tưa lưỡi dày, miệng hôi
19 Hay bị trốc mép
20 Vị giác kém, không có khẩu vị
21 Trào ngược acid, ợ nóng, tiêu hóa kém
22 Đại tiện lỏng,táo, đầy hơi trướng bụng
23 Dễ cảm cúm, môi có mụn nước
24 Ngạt mũi, chảy nước mũi
25 Thở gấp
26 Tức ngực khó thở
27 Đứng lâu nhức đầu hoa mắt
28 Xương xốp mềm, mất lực khó điều khiển
29 Thiếu tập rung, tư duy giảm sút
30 Dễ bị kích động, tự chuốc lo vào người

  1. Bao lâu rồi bạn không “ đại tu cơ thể”
  • Giai đoạn giả khỏe bạn nhất thiết phải có ý thức kiểm tra sức khỏe thường xuyên, không chỉ nghi ngờ đoán mò bệnh tật. Để làm được điều này, bạn cần phải “đại tu” cơ thể, việc này tối quan trọng. Nhưng đáng tiếc nhiều người chưa từng đại tu cơ thể bao giờ, điều này rất nguy hiểm. Một chiếc xe mua về ta thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ vậy mà con người là 1 cỗ máy tinh vi nhất thế giới nhưng lại không được bảo dưỡng định kỳ, hoặc nếu có chỉ được mang đi kiểm tra xong là thôi chứ không bảo dưỡng. Đến một ngày nào đó không còn dùng được nữa chỉ còn cách đưa vào bệnh viện “đại tu”. Khi đến bệnh viện đại tu, chỗ nào phải dỡ là dỡ, chố nào phải tháo là tháo vì không dùng được nữa, vứt đi. Chỗ này hỏng, vứt; cả cơ thể hỏng, vứt. Kết cục bạn bị vứt bỏ như vậy đó.
  • Đại tu cơ thể không chỉ đơn giản là đến bệnh viện kiểm tra là xong. Các quá trình chụp chiếu xét nghiệm rất có tác dụng, nhưng phải được đem ra mổ xẻ nghiên cứu vô cùng tỷ mỉ mà người có năng lực làm việc đó không nhiều. Hơn thế nữa, rất nhiều người ngày nay đang dựa vào phân tích kết quả của máy móc để biết tình trạng sức khỏe bản thân. Sau khi làm các xét nghiệm ở bệnh viện bạn có một loạt các kết quả, cho dù chỉ số của bạn nằm trong giới hạn bình thường, nhưng cơ thể bạn thực tế không khỏe 100% vì máy móc chỉ có khả năng phân tích giới hạn mà thôi.
    Ví dụ: Gan của bạn đã bị tổn thương nặng, thậm chí đã đến giai đoạn xơ gan nhưng chỉ số xét nghiệm cho thấy men gan vẫn bình thường. Phải có một bác sỹ hoặc chuyên viên hiểu biết rất sâu về phân tích số liệu và kinh nghiệm thực tế, cũng như phải kết hợp các thông tin về thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như các triệu chứng người bệnh hay gặp( giấc ngủ, khẩu vị, tiêu hóa, đại tiểu tiện, các biểu hiện mệt mỏi tăng cân thay đổi,…). Như vậy mới có kết luận tổng thể về tình trạng sức khỏe thực tế của bạn hiện tại và xu hướng bệnh sắp tới trong tương lai.
  • Hiện tượng chỉ đi kiểm tra sức khỏe mà không có biện pháp cải thiện là rất phổ biến.
    Ví dụ: Rất nhiều người kiểm tra SK phát hiện mỡ máu cao. Vì mỡ máu không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày, nên nhiều người không coi trọng, lại còn bình thản “khoe” với bạn bè là mình bị mỡ máu. Thực tế bạn không biết rằng cái ngày mà cơ thể bạn xuất hiện mỡ máu cao cũng là lúc bắt đầu của nguy cơ xơ hóa van tim và tắc mạch máu não. Do vậy, khi kiểm tra ra vấn đề gì về sức khỏe nhất định phải lưu ý và tìm cách cải thiện nó ngay. Nếu không việc kiểm tra biết bệnh chỉ là vô nghĩa. Ngoài ra việc không xử lý triệt để bệnh tình sẽ khiến cho bệnh phát triển nhanh hơn và đưa ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Cũng giống như một quả táo, bạn để nó trong phòng hơn 2 tháng, nó không hỏng, nhưng đến khi bạn thấy có đôi chỗ hỏng thì chỉ trong 1 tuần nó sẽ bị thối rữa
  1. Thế giới này có người khỏe mạnh 100% không?
    WHO cho biết thế giới có 5% dân số khỏe mạnh, 20% dân số mắc bệnh, còn lại 75% dân số là. Với những lập luân, giải thích về giả khỏe mạnh ở phần trên thì giả khỏe mạnh cũng là trạng thái bệnh lý, chính xác là giai đoạn đầu của bệnh tật.
    Vậy có người khỏe mạnh 100% trên thế giới không? Hãy cùng xem môi trường chúng ta sinh sống ngày nay: Nước, không khí ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc, điện từ trường,… hàng ngày chúng ta hít thở, ăn uống, tiếp xúc đều làm cho cơ thể bị tổn thương. Hơn thế nữa, các chất độc hại trong không khí thẩm thấu qua da vào cơ thể phá hoại các cơ quan tổ chức. Điều này có nghĩa là ở bất cứ lúc nào vào bất cứ nơi đâu, cơ thể bạn luôn phải chịu sức ép của độc tố, vậy thì bạn có thể khỏe mạnh hoàn toàn được không? Về mặt logic học thì điều này không ổn. Giống như bạn rút một viên gạch của một tòa nhà vứt đi, lâu lâu lại rút thêm viên nữa, mặc dù ngôi nhà của bạn không bị đổ, nhưng nó còn là ngôi nhà hoàn chỉnh nữa hay không?
    Vậy khỏe mạnh chỉ là tương đối, nhưng không khỏe lại là tuyệt đối. Thế giới chẳng có ai khỏe mạnh 100% cả, tất cả nhân loại đều là người bệnh. Nói cách khác, tất cả mọi người đều đi trên con đường dẫn đến bệnh viện, chỉ khác nhau ở chỗ còn cách cửa bệnh viện xa hay gần mà thôi.

II. SỨC KHỎE TRONG TẦM TAY CHÚNG TA
Mục tiêu và khát vọng cuối cùng của con người trên cõi đời này là được tự do. Thử nghĩ xem, nếu trong cuộc sống bạn làm chủ được thời gian, tiền bạc, bạn có thể làm những điều bạn thích, hoàn toàn tự do tự tại, thích đi đâu thì đi, đó mới là cuộc sống tươi đẹp hoàn mỹ. Nhưng bạn cũng phải biết rằng, tự do về sức khỏe là mục tiêu tự do đầu tiên của bạn, tất cả mọi thứ trên đời này đều phải lấy sức khỏe làm gốc
Coi trọng sức khỏe dù có nói nghiêm trọng đến đâu cũng không hề quá. Và chỉ những người bị cuộc sống cho bài học nhớ đời về sức khỏe do bàng quang thờ ơ với nó, những người từ cõi chết trở về mới thấm thía sức khỏe quan trọng đến nhường nào. Sức khỏe là đường ranh giới cuối cùng, chúng ta đừng bước qua. Xã hội này không thiếu những người dùng mạng của mình để kiếm tiền, nhưng cuối cùng cũng chẳng dùng tiền để cứu sống mạng của mình được. Cuộc sống này có biết bao người vì không còn sức khỏe mà gia sản biến thành di sản, đơn độc một mình vĩnh biệt cuộc sống. Hỏi bạn có muốn bị bệnh không, chắc chắn bạn trả lời không. Nhưng bản thân bạn đã làm những gì để ngăn không bị nhiễm bệnh? Bạn đã đầu tư bao nhiêu cho sức khỏe? Rất nhiều người ngày nào cũng hô hào tôi muốn khỏe nhưng ngày ngày vẫn làm những việc tổn hại đến sức khỏe của mình.
Sức khỏe chỉ có mình nắm chắc trong tay mình mới yên tâm được.

III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT?
Muốn có sức khỏe tốt trong tay, bạn cần nắm vững các kiến thức về chăm sóc sức khỏe. Trước tiên phải biết điều gì khiến chúng ta mắc bệnh, đó cũng chính là nguyên nhân phát bệnh. Nếu biết nguyên nhân rồi thì chúng ta có thể đẩy lùi bênh tật

  1. Bệnh không rõ nguyên nhân:
    Khoa bệnh lý trong bệnh viện là khoa làm nhiệm vụ chẩn đoán, tính chất khoa này như là một tòa án, nếu chẩn đoán là ung thư, chẳng khác gì kết án tử hình, nếu là u lành thì giống như án treo, trường hợp vô tội thì được thả. Bệnh này phát sinh như thế nào, bác sỹ muốn an ủi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhưng chẳng biết cất lời sao, đành phải đáp: “Bệnh không rõ nguyên nhân, không biết tại sao lại mắc, coi như là không may vậy”
    Tại sao mà quá nhiều bệnh phát ra mà không rõ nguyên nhân? Điều này liên quan đến sự phát triển của y học hiện đại.
    Ví dụ: Hiện tại, nhận thức của mọi người về nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là không chuẩn, không phải do tuyến tụy hay insulin mà do gan gây ra. Thực nghiệm lâm sàng trên chuột bạch còn nhiều vấn đề chưa được rõ: Bạn nghĩ xem, chuột ăn gì và người ăn gì? Để chuột mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, quả thật chẳng dễ dàng gì. Muốn chuột mắc bệnh hàng ngày chúng ta phải cho chuột ăn những thực phẩm năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều đường, ít đạm, ít xơ. Hơn nữa, chuột mắc bệnh tiểu đường hay không còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trước đây của nó. Thực tế cho thấy chế độ ăn của chuột cân bằng hơn người. Cho dù chúng có ăn đồ nhiều năng lượng, nhiều chất béo, nhiều đường, ít đạm, ít xơ nhưng vì chúng có một nền tảng dinh dưỡng ban đầu tốt( tức là khi chúng còn trong phôi thai hay trước thời điểm làm thí nghiệm thì gan của chúng vẫn tốt, bởi lẽ chuột nuôi làm thí nghiệm có chế độ chăm sóc rất chu đáo). Trước khi chuột sinh ra và sau khi sinh chúng đều sở hữu một lá gan khỏe mạnh, do đó khiến chúng bị mắc bệnh tiểu đường là rất khó. Mặt khác vòng đời của chuột rất ngắn, cho dù trên lý thuyết hoàn toàn chuột có thể mắc bệnh 100%, nhưng bệnh chưa phát ra thì chuột đã chết già rồi. Do đó tỷ lệ thành công của thí nghiệm này là không thể. Trên thế giới phần lớn lấy tế bào insulin bị phá hủy để làm thí nghiệm, nhưng cách làm đó không phù hợp với nguyên lý phát bệnh của tiểu đường tuýp 2, có vẻ phù hợp hơn với bệnh tiểu đường tuýp 1 hơn, do vậy những nghiên cứu đó không đúng(nguyên nhân gây bệnh tiểu đường sẽ phân tích rõ phần sau)
    Với cách tư duy tỉnh táo, chính xác chúng ta dễ dàng biết được nguyên nhân gây bệnh
    1.1. Phân loại căn nguyên bệnh tật:
  • Bệnh lý chia làm 2 loại: Mãn tính và cấp tính dựa trên tốc độ phát bệnh nhanh hay chậm, bệnh tiến triển nhanh hay chậm và quá trình mắc bệnh lâu hay chóng
  • Nguyên nhân chính của 2 loại bệnh này có đặc điểm rất khác nhau: Bệnh cấp tính nguyên nhân rõ ràng, mức độ nặng, tấn công tập trung vào cơ thể người ( Nhiễm viruts, tai nạn giao thông, ngộ độc thuốc sâu, trùng cắn,…); Bệnh mãn tính thì nguyên nhân không rõ ràng, phức tạp. Là nguyên nhân do các bệnh nhẹ, hoặc do tổn thương lâu ngày tác động lên cơ thể và cuối cùng bị mắc bệnh.
    Ví dụ: Bạn bị xe đâm là do lực xe lao vào bạn quá lớn, đó là biểu hiện của cấp tính. Một cách khác cũng khiến bạn bị đâm vào ( bạn phải đi qua một hành lang, trên hành lang rất đông người đứng, bạn đi qua mỗi người đánh bạn một cái ( đấm, đá, gậy,… nhiều nguyên nhân gây tổn thương), và bạn đi qua đám đông đó rất vất vả, cuối cùng không chịu được ngã gục. Vậy bạn có nghĩ được bạn ngã xuống là do ai không?Không xác định được vì bạn gục ngã là do hậu quả của những đợt tấn công khác nhau, là do tất cả những cú đấm, đá kia tạo nên. Đây chính là nguyên lý mắc bệnh mãn tính. Uống một hơi hết lọ thuốc sâu, bạn chắc chắn trúng độc cấp tính. Béo phì là bệnh mãn tính, thế nên dân gian có câu “ ăn một miếng không thể phát phì”. Không phải bạn ăn thêm một cái bánh bao hay thêm một đĩa sủi cảo nên béo, mà bạn béo vì hôm nay bạn ăn thêm một ít cái này, ngày mai ăn thêm một ít cái khác, lâu ngày như vậy dẫn đến dinh dưỡng không cân bằng.
    Như vậy nguyên nhân của bệnh mãn tính khó nói chính xác là gì nhưng lại dễ hiểu tại sao lại bị
    1.2. Nguồn gốc bệnh tật- tổn thương
  • Nếu biết rõ nguồn gốc bệnh, chúng ta có thể tránh được bệnh tật một cách dễ dàng, giúp bản thân khỏe mạnh hơn. Vậy những nguyên nhân gây bệnh đến từ đâu? Thực ra phần lớn bệnh tật bắt nguồn từ những nhân tố gây hại từ môi trường bên ngoài phá vỡ đi tính ổn định của môi trường bên trong( môi trường mà tế bào trong cơ thể tồn tại). Môi trường bên trong tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định và chức năng của tế bào. Bạn thử nghĩ xem, ở nông thôn các góc tường nhà vệ sinh thường bị nước tiểu ướt, lâu ngày gạch sẽ mủn ra và rơi xuống. Gạch bị mủn vỡ ra không phải do nước tiểu trực tiếp làm hỏng mà do nước tiểu ngấm vào giữa các thớ gạch. Thời gian lâu dần gạch bị hỏng. Tế bào cũng vậy, khi môi trường bên trong có vấn đề thì chức năng các tế bào trong môi trường đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vị trí của môi trường bên trong vô cùng quan trọng. Không khí và chất dinh dưỡng được đưa vào từ các huyết mạch không phải trực tiếp cung cấp cho các tế bào ngay mà nó được dự trữ ở môi trường bên trong nước. Đợi đến lúc tế bào có nhu cầu sử dụng thì nó mới lấy từ môi trường bên trong. Chất CO2 và chất thải sinh ra trong quá trình tế bào bài tiết không phải đưa trực tiếp vào các vi mạch mà vẫn đưa vào môi trường bên trong, sau đó các chất thải này mới được thải vào các vi mạch từ môi trường bên trong. Điều này có nghĩa là môi trường bên trong chính là các khoảng trống kẽ hở giữa các tế bào, đây cũng là nơi mà các tế bào và huyết dịch tiến hành trao đổi chất với nhau. Bạn thấy môi trường bên trong có quan trọng không? Tế bào không giống bạn, bạn có tính khí, tế bào bạn không có; bạn bị sếp mắng bạn bực mình, khi tức giận bạn tìm đủ lý do để bao biện, tế bào của bạn không như vậy, bạn chỉ cần cho tế bào một môi trường khỏe mạnh, tế bào nào cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, sau đó lấy đi các chất thải của chúng đẩy ra, như vậy tế bào sẽ trung thành làm việc cho bạn cả đời.
    Do vậy, để duy trì một sức khỏe tốt rất đơn giản, chỉ cần bảo vệ tốt môi trường bên trong, duy trì tính ổn định của nó thì tế bào khỏe mạnh cơ thể sẽ khỏe mạnh
  • Môi trường bên ngoài đó chính là môi trường bên ngoài chúng ta( mặt trời, không khí, nước, thổ nhưỡng,…).
    Vậy bệnh tật đi vào cơ thể như thế nào? Tất cả các bệnh tật đều do các nhân tố gây tổn thương từ môi trường bên ngoài phá hủy môi trường bên trong gây nên. Có thể rất nhiều bệnh tật mới đầu xem ra chẳng liên quan gì đến môi trường bên ngoài. Ví dụ: bệnh miễn dịch cơ thể, nghe ra giống như một loại bệnh do vấn đề bên trong cơ thể phát sinh. Thực ra chỉ cần quan sát kỹ hơn một chút bạn sẽ thấy nguyên nhân do các nhân tố gây tổn thương từ môi trường bên ngoài đã phá hủy môi trường bên trong.
    Các tác nhân gây hại cho cơ thể có nguồn gốc từ 3 nguồn
  • Đường hô hấp: Gồm chất ô nhiễm trong không khí, khói thuốc,…Bản thân không khí vốn không có độc tố gì, nhưng khi môi trường bị ô nhiễm thì mức độ ảnh hưởng của nó sẽ ảnh hưởng đến từng con người
  • Đường tiêu hóa: Gồm các độc tố trong thực phẩm, nước, rượu và các chất khác
  • Da: Các hóa mỹ phẩm độc hại( dầu gội, sữa tắm, bột giặt,…); các mỹ phẩm dưỡng da trang điểm có chất độc hại; các chất ô nhiễm môi trường và các chất khác. Da là con đường gây độc hại mà mọi người ít chú ý đến nhất. Thực ra khả năng thẩm thấu của da là rất mạnh. Ví dụ: Chị em phụ nữ ngày nào cũng thoa lên mặt rất nhiều mỹ phẩm mà da mặt không dày lên vì da đã hút hết vào trong.
  1. Khả năng tự phục hồi của cơ thể đã bị đánh giá thấp một cách nghiêm trọng
  • Bệnh tật phát sinh do những tổn thương gây ra cho cơ thể bởi các tác nhân độc hại từ môi trường bên ngoài, hơn nữa những tác nhân này có thể gặp bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Chính vì thế mà những tác nhân này rất đáng sợ. Nó giống như ngôi nhà hôm nay có người đến rút ra 1 viên, ngày mai 1 viên, mỗi ngày rút 1 viên thì chẳng bao lâu ngôi nhà bị sập. Những tổn thương trong cơ thể xảy ra từng giây, từng phút, và điều này vô cùng nghiêm trọng. Nhưng con người không có kết cục thảm hại như ngôi nhà đổ kia mà thực tế chúng ta vẫn sống rất tốt đó thôi, chẳng ai nhìn thấy người nào vì những phá hủy bên trong cơ thể mà dáng đi không thành người hay dần dần biến thành một khối thịt nát; chẳng có ai thấy bạn đang nói chuyện tự nhiên mất đi một nửa mặt hoặc nửa bên vai rụng mất do những phá hủy bên trong cơ thể. Tại sao vậy? Bởi vì bên trong cơ thể con người có một khả năng to lớn và thần kỳ. Đó chính là tự phục hồi. Quá trình phá hủy diễn ra từng giây, từng phút thì quá trình tự phục hồi cũng diễn ra từng phút, từng giây, chúng ta vẫn thường thấy qua trình tự phục hồi trên cơ thể mình( đứt tay, gẫy xương tự liền,…). Do đó tất cả các bệnh tật thương tích trên cơ thể đều do chính cơ thể bạn chữa lành. Đó là khả năng tự phục hồi vô cùng thần kỳ mà tạo hóa ban tặng, bác sỹ chỉ giúp đỡ và hỗ trợ thêm cho quá trình tự phục hồi mà thôi.
    Khả năng tự phục hồi của cơ thể thật là vĩ đại, và việc dùng khả năng vĩ đại này của con người để giúp loài người trị bệnh là hướng đi hoàn mỹ nhất cho nền khoa học của toàn nhân loại.
  1. Sai rồi, cơ thể người cần nguyên liệu.
    Khả năng tự phục hồi của cơ thể có thật sự thần kỳ như vậy không? Có thể nói không có gì là không thể. Tất cả những tổn thương trong cơ thể thông quá quá trình phục hồi đều có thể điều trị khỏi với tốc độ nhanh. Nhưng như vậy lại rất mâu thuẫn vì với khả năng tự phục hồi thần kỳ như vậy thì con người lẽ ra không thể mắc bệnh được, thế giới này sẽ không có bệnh nhân, bạn thấy đúng không? Lẽ ra là cứ có tổn thương sẽ có phục hồi, vậy sao lại có nhiều người mắc bệnh đến thế? Thậm chí trong viện bệnh nhân còn không đủ giường nằm, phải nằm la liệt ở hành lang, mà bệnh mắc phải ngày càng kỳ lạ, các chủng bệnh giờ ngày càng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Giả dụ có người chuyên sửa chữa tường nhà giỏi nhất thế giới, chưa có kiểu tường nào anh ta chưa sửa qua, hơn nữa bức tường do anh ta sửa sẽ khiến bạn không thể nhận ra vốn dĩ vết rạn hỏng nằm ở đâu. Thế nhưng đến nhà bạn giúp bạn sửa tường thì anh ta bó tay, mặc dù tường nhà bạn chẳng có gì đặc biệt cả. Theo bạn nguyên nhân do đâu? Đó là bạn chưa chuẩn bị tốt gạch và vữa cho anh ta sửa. Nguyên lý rất đơn giản đó là trên thế giới này chẳng có cái gì sửa chữa mà không cần đến nguyên liệu. Bạn thử nghĩ xem, bàn hỏng lấy gì để sửa? Khảng định bạn trả lời là dùng gỗ. Tại sai? Vì bàn được làm từ gỗ. Còn tường bị hỏng thì phải có gạch vữa để sửa, bởi vì tường được xây từ gạch vữa.
    Do vậy, trên thế giới này, bất kỳ cái gì hỏng phải sửa thì đều phải lấy nguyên liệu làm ra vật đó để chữa. Đây là chân lý, là quy luật không bao giờ thay đổi.
    Con người rất thông minh, khi bị hỏng hóc cái gì là biết dùng nguyên liệu nào để sửa. Nhưng đứng dưới góc độ năng lực phục hồi của cơ thể và nhìn từ góc độ dinh dưỡng học thì con người đã phạm sai lầm ngu xuẩn nhất đó là khi cơ thể chúng ta hỏng thì lại chẳng biết dùng nguyên liệu gì để sửa. Dùng thuốc ư? Cơ thể con người đâu có cấu tạo từ thuốc. Sửa chữa như vậy không hợp lý, và không thể thành công được. Do vậy mà ngày nay có rất nhiều bệnh không chữa được( Viêm dạ dày mãn tính, tiểu đường, …)
    Vậy bạn được cấu tạo từ đâu? Từ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất và nước với một số thành phần khác. Do vậy khi cơ thể bạn hỏng điều đầu tiên bạn nghĩ đến và sử dụng đến là những nguyên liệu nêu trên. Những nguyên liệu trên được gọi là chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu và cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên các vật chất trong cơ thể. Nói đến đây bạn cũng hình dung được hàng ngày chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình như thế nào, đó là quá trình: Tổn thương  phục hồi  nguyên liệu  chất dinh dưỡng. Tổn thương xảy ra ở bất kỳ đâu bất cứ lúc nào thì phục hồi cũng diễn ra ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào, hơn nữa muốn đạt được kết quả phục hồi tốt đẹp nhất thì cần phải đủ nguyên liệu, đó là chất dinh dưỡng.
    Quy luật tuần hoàn để phục hồi cơ thể: Tổn thương  phục hồi  nguyên liệu  chất dinh dưỡng. Nó bao hàm một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cần chúng ta suy nghĩ và ngộ ra. Nó chính là linh hồn của y học và dinh dưỡng học, là cái gốc của nền y học dinh dưỡng
    3.1. Chất dinh dưỡng là dùng để trị bệnh:
  • Chất dinh dưỡng không thể trị được bệnh, đó là quan niệm nhận thức vô cùng phổ biến của mọi người. Thậm chí đại đa số bác sỹ và kể cả các cán bộ ngành y tế vẫn giữ quan niệm đó. Điều này có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến 3 điều sau:
  • Chúng ta đã bỏ không ít tiền để mua những sản phẩm bổ trợ cho sức khỏe( Sữa ong chúa, cao ngựa, yến sào,…) trong những dịp viếng thăm người bệnh, người già hay dùng làm quà biếu. Chưa có ai ăn những thứ này hỏi bệnh cả. Về lý thuyết những thứ này rất tốt, nhưng nguyên nhân hiệu quả mà nó mang lại không cao thì rất nhiều và rất phức tạp, ví như hàng có thật không, giá có bị đội lên không? Từ khâu chọn nguyên liệu đến quá trình sản xuất ra thành phẩm bổ dưỡng như vậy không đơn giản, bởi trong quá trình sản xuất các dưỡng chất rất dễ bị mất đi hoặc bị phá hủy giảm tác dụng
  • Nhiều người mua những thứ đắt tiền như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, sâm Ngọc linh,… Thực tế chẳng mấy khi thấy tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng.
  • Những kiến thức về dinh dưỡng chúng ta học ở trường lớp chưa đạt đến trình độ của y học dinh dưỡng. Chúng ta chưa ý thức được dinh dưỡng là yếu tố chủ đạo trong việc điều trị bệnh và duy trì sức khỏe tối ưu chứ không phải chỉ ở vai trò hỗ trợ điều trị như quan niệm hiện tại của nhiều người. Đây là điều đáng buồn cho sự phát triển của ngành dinh dưỡng học hiện đại.
    Vậy thì dinh dưỡng có trị được bệnh hay không? Rất đơn giản, các chất xơ, vitamin B, C, Canci, sắt, kẽm,.. đều đang được sử dụng trong bệnh viện. Không trị được bệnh sao bệnh viện vẫn kê cho cho uống? Chúng ta vẫn thường nghe bạn bè nói dinh dưỡng không thể trị được bệnh, chỉ có thể nói là hỗ trợ giai đoạn giả khỏe mạnh mà thôi. Như đã thảo luận ở phần trên, giả khỏe mạnh chính là giai đoạn đầu của bệnh tật. Nếu bạn thừa nhận phải chỉnh lại quan niệm giả khỏe mạnh, có nghĩa là bạn thừa nhận dinh dưỡng có thể chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu. Vậy giai đoạn cuối có trị bệnh được không? Ví dụ về bệnh mạch vành, nếu bạn có thể dùng dinh dưỡng làm giảm 40% tắc nghẽn trong lòng mạch( thời điểm giả khỏe mạnh), bạn có cho rằng 70% bị tắc nghẽn vẫn có thể chữa trị được( lúc này xuất hiện triệu chứng bệnh lâm sàng, người bệnh cảm nhận được và bệnh bắt đầu phát tác)? Chắc chắn là có thể chữa được, vì giữa 40% và 70% chỉ là lượng ít nhiều mà thôi chứ về bản chất thì như nhau. Do vậy để xử lý 70% tắc nghẽn cần thời gian lâu hơn xử lý 40% tắc nghẽn. Có thể nói dinh dưỡng không chỉ ăn chơi mà nó có thể trị được bệnh và bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào dinh dưỡng cũng đang duy trì sức khỏe tối ưu cho chúng ta
  • Nguyên lý trị bệnh của dinh dưỡng là cung cấp nguyên liệu cho cơ thể. Cơ thể dùng những dinh dưỡng này thông qua khả năng phục hồi của nó sẽ giúp cơ thể làm lành tất cả những nơi bị tổn thương. Tổn thương chính là bệnh tật, vì tổn thương phân ra làm 2 loại( cấp tính và mãn tính). Vì lẽ đó bệnh tật cũng chia làm 2 loại( cấp tính và mãn tính)
    3.2. Chất dinh dưỡng có thể trị những bệnh gì?
    Từ góc độ của y học dinh dưỡng, thì dinh dưỡng có thể trị tất cả các loại bệnh, đây chính là điểm mà mọi người thường không lý giải nổi. Có người nói: “ Anh bảo dinh dưỡng trị được bách bệnh là hồ đồ, điều này là không thể”. Thực tế thì nguyên lý rất đơn giản, vì dinh dưỡng là nguyên liệu sẽ phát huy tác dụng sau khi trải qua quá trình phục hồi của cơ thể, hơn nữa con người được tạo ra bởi các chất như đạm, chất béo, chất đường, vitamin, khoáng chất và nước. Đầu của bạn cũng tạo bởi dinh dưỡng, chân của bạn cũng tạo nên nhờ dinh dưỡng, gan, dạ dày của bạn cũng được tạo nên nhờ dinh dưỡng. Chính vì thế mà bạn bị tổn thương ở đâu thì đều cần dinh dưỡng để chữa lành.
    Kết luận: Dinh dưỡng có thể trị được tất cả các bệnh lý trên cơ thể bạn, thậm chí hiệu quả điều trị lại rất cao
  1. Tại sao ngày nay y học lại bó tay với các bệnh mãn tính?
    Quá trình phát tác bệnh mãn tính không hề đơn giản, nó là biểu hiện bên ngoài của sự thất bại trong quá trình phục hồi cơ thể. Khả năng phục hồi của cơ thể không dễ dàng đầu hàng hay từ bỏ nhiệm vụ của nó. Tất nhiên khi chỗ nào đó trên cơ thể bị tổn thương thì cơ thể sẽ ngay lập tức tiến hành phục hồi, mà bệnh mãn tính là quá trình cơ thể đang không ngừng phục hồi những chỗ bị tổn thương. Phục hồi xong lại bị tổn thương, tổn thương rồi lại phục hồi quá trình đó lặp đi lặp lại như vậy. Nói theo cách thông thường là chỗ nào hỏng rồi, tu sửa nó vẫn hỏng tiếp. Trong quá trình sửa chữa này, cơ thể sẽ vận động tất cả các nguồn dinh dưỡng vốn có ở các nơi trên cơ thể đến chỗ bị tổn thương để tiến hành phục hồi. Cơ thể người rất kỳ lạ, việc nó thích làm nhất là lấy tường phía đông sửa tường phía tây, nhưng trước khi lấy phải được tường phía đông cho phép, có lấy đi ít nguyên liệu cũng không sao. Nhưng đến ngày nào đó tường phía đông không còn nguyên liệu thừa nào để lấy nữa, bản chất là cơ thể điều động dinh dưỡng cũng phải dừng lại vì hết nguyên liệu. Anh thợ phục hồi lúc này đành phải bó tay đứng nhìn tổn thương đang diễn ra, cho dù năng lực phục hồi của anh ta rất phong độ bản lĩnh.
    Từ quá trình trên chúng ta thấy rõ bệnh mãn tính không chỉ liên quan đến một bộ phận nào đó trên cơ thể mà nó còn liên quan đến rất nhiều thậm chí là toàn bộ các hệ cơ quan khác trong cơ thể . Bởi lẽ trong quá trình phát bệnh, cơ thể đã huy động nguồn dinh dưỡng từ khắp mọi nơi. Ví dụ: Bệnh viêm dạ dày mãn tính, bạn có cho là bệnh chỉ liên quan đến dạ dày thôi không? Đương nhiên là có liên quan đến dạ dày, nhưng nó cũng sẽ liên đới đến chức năng gan. Nhóm người nào dễ bị viêm dạ dày? Người hay cáu giận, nóng vội, chấp nhặt hoặc áp lực công việc cao. Người bị viêm dạ dày thường ngủ không ngon, và người ngủ không ngon cũng dễ bị viêm dạ dày. Điều này có nghĩa bệnh viêm dạ dày cũng có liên quan đến hệ thần kinh. Nếu tìm nữa bạn sẽ thấy rất nhiều tổ chức trong cơ thể liên quan đến các bệnh mãn tính.
    Kết luận: Viêm dạ dày mãn tính không chỉ liên quan đến dạ dày mà đó còn là hệ quả của sự rối loạn chức năng các tổ chức, các hệ trong cơ thể, và chỉ là biểu hiện sự rối loạn chức năng của các tổ chức đó trên một bộ phận cơ thể mà thôi.
    Các bệnh mãn tính của loài người là biểu hiện sự rối loạn chức năng của các tổ chức khác nhau tác động lên 1 bộ phận cơ thể. Có thể nói bệnh mãn tính là vấn đề của các tổ chức, các hệ cơ quan trong cơ thể. Một căn bệnh phát sinh không phải do các rối loạn chức năng của nhiều tổ chức tạo thành mà là do rối loạn chức năng của một tổ chức tạo thành. Và các bác sỹ cũng chẳng giải quyết được vấn đề này. Bình thường chúng ta hay gặp phải vấn đề về hệ thống. Hệ thống ở đây có nghĩa là khả năng tổng hợp các nhiệm vụ được hoàn thành độc lập của các bộ phận trong cơ thể. Ví dụ: 1 chiếc máy vi tính là một hệ thống, trong quá trình sử dụng bị đơ máy, có nghĩa là hệ thống đang rối loạn. Bạn sẽ làm gì? Bạn chỉ cần nháy vào nút khởi động lại. Quá trình khởi động lại để làm gì? Để giúp hệ thống tự tiến hành phục hồi, nó sẽ phát hiện ra chỗ nào có vấn đề, lúc trước bị chết máy ở đâu. Sau khi tìm được nguyên nhân nó sẽ tự xử lý. Bạn chắc chưa bao giờ thấy ai đang dùng máy tính bị đơ là vội vàng dỡ máy ra kiểm tra xem hỏng ở đâu để sửa, đúng không? Bệnh tật phát sinh cũng với nguyên lý như vậy, đó là hệ thống bị rối loạn chức năng, nếu chỉ nhờ bác sỹ không thôi thì không thể chỉnh lý được sự rối loạn này. Duy nhất chỉ có thể phục hồi là để hệ thống tự nó chữa lành. Hơn nữa, khả năng phục hồi của cơ thể hoàn toàn có thể làm được điều này
    Tại sao bác sỹ không thể giải quyết được vấn đề rối loạn chức năng của hệ thống? Không phải vì bác sỹ dốt mà vì tác dụng của thuốc với cơ thể con người. Ngày nay y học luôn muốn xen vào các sự việc bên trong hệ thống. Thuốc không có tác dụng lên toàn hệ thống tổ chức cơ quan, nhưng lại có tác dụng rất cao lên một điểm tổn thương nhất định trong cơ thể. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên một vị trí tại một tế bào nào đó trong tổ chức cơ quan cơ thể. Ví dụ 1 enzyme nào đó trong tuyến hạch hoặc trong màng tế bào, hoặc phân tử nào đó trong tế bào… Phân tử cấu tạo nên tế bào, tế bào cấu tạo nên cơ quan, cơ quan cấu tạo nên hệ thống. Do vậy xét về góc độ phân tử và góc độ hệ thống thì bình diện ảnh hưởng khác nhau rất nhiều. Vốn là vấn đề của hệ thống, còn thuốc lại chỉ có tác dụng lên một điểm nào đó trong hệ thống mà thôi. Hơn nữa các điểm trong một hệ thống thậm chí là toàn bộ hệ thống đều rất hỗn loạn, do đó thuốc không thể xử lý được vấn đề rối loạn chức năng của cả hệ thống.
    Ví dụ: Một hệ thống rối loạn có thể do hàng nghìn các phản ứng xảy ra bị chậm lại hoặc thậm chí bị dừng lại. Nhưng thuốc thì chỉ có tác dụng lên 1 hoặc 2 phản ứng mà thôi. Vậy vấn đề của hệ thống giải quyết như thế nào? Chắc chắn phải giải quyết trên phương diện hệ thống. Chỉ có khả năng phục hồi của cơ thể mới làm được điều này. Ví dụ, viêm dạ dày vốn là hậu quả rối loạn chức năng của hơn 1 hệ thống, nhưng bác sỹ lại chỉ kê đơn thuốc trị mỗi cái dạ dày chứ không cho phương án giải quyết rối loạn chức năng của cả hệ thống. Do vậy bệnh viêm dạ dày trở thành bệnh khó chữa trị. Nếu có chữa thì phải chữa mấy chục năm, chữa cho đến khi bị ung thư dạ dày thì hết thời gian chữa trị viêm dạ dày. Khi chúng ta có hướng giải quyết đúng đắn , tức là chúng ta đã cho cơ thể phát huy khả năng tự phục hồi của nó. Bệnh nhân viêm dạ dày từ lúc bắt đầu điều trị cho đến lúc các triệu chứng lâm sàng không còn nữa vẻn vẹn chỉ mất 2 tuần.
    Cho dù sự phát triển của y học lên tới mấy nghìn năm, nhưng sự nhận biết của chúng ta về cơ thể còn rất ít, thậm chí còn có biểu hiện rất ấu trĩ. Ví dụ, tại sao khi con người lo lắng bất an thì rất dễ bị lở mép? Tại sao khi con người giận dữ lại dễ bị đau răng hoặc sưng lợi? Cơ thể người quả thực vô cùng kỳ diệu. Từ khả năng tự phục hồi của cơ thể ta có thể hiểu được một vài điều trong đó. Bạn nghĩ xem tại sao các cơ quan bộ phận lại biết chúng phải có hình dạng như ngày nay, mặc dù chúng đâu biết phải mọc ra hình dạng như thế nào? Giống như xây ngôi nhà phải có bản thiết kế vậy. Cơ thể người cũng cần “ bản thiết kế” như thế. Nếu không làm sao mà gan lại có hình dạng như vậy, mà còn biết khi to đến mức độ nào thì dừng không to nữa. Nhưng “bản đồ thiết kế” của toàn bộ cơ quan bộ phận cơ thể nằm ở đâu? Chúng ta vẫn chưa biết! Nhưng khái niệm này vô cùng quan trọng, bởi vì phục hồi cũng cần phải có “ bản thiết kế”. Kết quả phục hồi tốt nhất là tái tạo lại tế bào đã bị tổn thương hoặc chết đi được nguyên vẹn như ban đầu. Nếu như không tái tạo được như ban đầu thì cơ thể cũng đành phải chuyển sang phương án khác, đó là làm xơ hóa. Dù cho xơ hóa nhưng các cơ quan vẫn cố gắng tự phục hồi để có được hình dạng như ban đầu. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt của cơ thể. Phục hồi được xét trên 2 phương diện:
    Một là: Phục hồi theo tiêu cuẩn của các tổ chức( đó là nội dung đã đề cập ở trên), tức là thông qua quá trình phục hồi, các cơ quan bộ phận sẽ được tái tạo trở lại với trạng thái và hình dạng ban đầu
    Hai là: Phục hồi theo tiêu chuẩn của tế bào( tế bào cũng là một hệ thống), nó cũng có khả năng tự phục hồi.
    Ví dụ: Gan nhiễm mỡ tức là lượng mỡ trong tế bào gan bị nhiều quá mức khiến hình thành nên các hạt mỡ. Thông quá quá trình phục hồi có thể làm biến mất các hạt mỡ trong tế bào gan, khiến gan trở lại chức năng bình thường.
    Phục hồi tế bào cũng cần có “bản thiết kế”, và bản thiết kế này nằm ở đâu? Có lẽ có nhiều người cho rằng nó nằm trong vỏ tế bào! Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Khả năng phục hồi của tế bào còn thể hiện ở khả năng tái tạo của nó. Thông qua việc tế bào được tái tạo, các chỗ tổn thương trong tổ chức và cơ quan được phục hồi theo. Do vậy tế bào taí tạo cũng sẽ tham gia vào quá trình phục hồi của tổ chức. Tóm lại, mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta phải có hình dạng như thế nào cơ thể biết rõ nhất. Bộ phận nào trên cơ thể có bất thường, cơ thể bạn là người biết rõ nhất. Hơn thế nữa cơ thể còn biết điều chỉnh những chỗ bất thường đó trở về trạng thái bình thường. Nhưng để làm được điều đó, bạn phải cung cấp đủ nguyên liệu cho cơ thể. Đó chính là chất dinh dưỡng.
  2. Đừng làm hệ thống thêm rối loạn
    Như đã thảo luận ở trên, mỗi căn bệnh phát ra đều là hệ quả sự rối loạn chức năng giữa các hệ thống. Nếu là vấn đề của hệ thống thì chỉ còn cách nhờ cậy khả năng tự phục hồi của cơ thể mới giải quyết được. Nghĩa là vấn đề thuộc về hệ thống thì phải dùng phương pháp của hệ thống mới xử lý được. Ngày nay, các phương pháp y học hiện đại không những không giúp cho hệ thống từ rối loạn chức năng trở lại bình thường mà còn làm nó rối loạn hơn.
    Ví dụ: Vấn đề kinh nguyệt của chị em đến ngày vẫn chưa thấy, bệnh viện lại dùng Progesterone điều trị. Kinh nguyệt không thấy điều này chí ít cũng cho thấy bệnh nhân bị rối loạn nội tiết và có thể kèm theo sự rối loạn chức năng của các hệ khác như tiêu hóa ( chức năng gan kém), hệ thần kinh (áp lực tinh thần lớn, quá tức giận hoặc trầm cảm). Trong trường hợp này, nếu sử dụng thêm testoids (androgen) hay progesterone thì càng làm cho hệ nội tiết của người bệnh bị rối loạn và ảnh hưởng đến các cơ quan hệ thống khác như tuyến nội tiết, tuyến thượng thận, buồng trứng… khiến hệ nội tiết càng bị rối loạn hơn. Cho dù có dùng Progesterone để có kinh thì đấy cũng chỉ là trạng thái giả mà thôi, không duy trì được lâu.
    Khi đó Progesterone thất bại, hệ nội tiết càng bị rối loạn hơn. Hoặc ví dụ khác, cơ thể bị nổi ban đỏ do rối loạn hệ thống, đừng nói là không phải do thiếu nội tiết tố gây ra. Nếu nguyên nhân do nội tiết tố thì phải tìm rõ hormone Adrencorticotropic được sản sinh trong quá trình tuyến thượng thận làm việc chứ không phải lấy hormone này từ nguồn bên ngoài cơ thể. Bởi lẽ nếu sử dụng hormone từ bên ngoài thì sẽ hạn chế khả năng tự tiết ra hormone của tuyến thượng thận. Ví dụ như thế này trong các biểu hiện lâm sàng thì kể không xuể. Từ ví dụ trên, ta mới thấy con đường y học dinh dưỡng qủa thật là con đường vô cùng đúng đắn, hơn nữa lại giúp cho quá trình điều trị bệnh trở nên đơn giản hơn nhiều. Cơ thể vốn có sẵn khả năng tự phục hồi, chúng ta không phải lo lắng xem cơ thể phục hồi như thế nào. Chỉ cần chúng ta cho cơ thể đủ nguyên liệu, bệnh tật sẽ được chữa khỏi. Nếu giữ cách nhìn đó thì y học dinh dưỡng quả là đơn giản. Nó có thể đơn giản tới mức bạn chẳng phải quan tâm lo nghĩ gì chỉ cần chăm chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho cơ thể là được. Ngược lại y học dinh dưỡng cũng vô cùng phức tạp và uyên thâm, uyên thâm tới mức độ nào? Cơ thể con người phức tạp và kỳ diệu đến đâu thì nó cũng phức tạp và kỳ diệu như vậy./.
    Còn nữa

Đông Nam Y Dược NGUYÊN GIÁC

Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 093.636.2656

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *