Trái với cảm giác ngọt ngào mà đường mang lại cho bạn, đường không phải một người bạn tốt. Tiêu thụ thường xuyên đường và đồ ngọt là một trong những việc làm tồi tệ nhất mà bạn làm với sức khỏe của mình.
Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra cho chúng ta thấy, không còn nghi ngờ gì nữa, đường chính là kẻ thù đem lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.
Hãy nhìn vào xu hướng tiêu thụ đường trong vòng 300 năm qua:
Năm 1700, một người Anh tiêu thụ chỉ khoảng 1,8 kg đường mỗi năm. 100 năm sau, con số tăng lên đến 8,1 kg. Năm 1870, lượng đường tiêu thụ trung bình bởi một người tiếp tục tăng lên 21,3 kg. 30 năm sau đó, nó đã đạt mức 40 kg mỗi năm.
Cũng trong giai đoạn 3 thập kỷ này, lượng đường sản xuất trên toàn cầu tăng gần 5 lần, từ 2,8 triệu tấn lên 13 triệu tấn. Và đến nay, thống kê năm 2012 cho thấy một người Mỹ trung bình đã tiêu thụ đến 81 kg đường mỗi năm.
Song song với đó là tốc độ gia tăng của bệnh tiểu đường. Năm 1890, tỷ lệ người mắc bệnh chỉ là 0,003%. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới, con số ngày hôm nay đã lên đến 8,50%, tăng gấp gần 3.000 lần.
Cơn nghiện đường
Đường đang tạo ra một cơn nghiện mà mục tiêu tấn công chủ yếu là trẻ em. So với những năm đầu thế kỷ 20, trẻ em Mỹ ngày nay tiêu thụ một lượng đường nhiều hơn gấp 10 lần. Trong đó, chủ yếu đường đến từ một loại chất tạo ngọt có tên HFCS, được sản xuất từ tinh bột ngô.
HFSC có mặt phổ biến trong các loại thực phẩm từ nước giải khát, bánh mì đến gia vị và danh sách dài các loại thức ăn chế biến sẵn.
Có tính gây nghiện cao, HFSC chứa hai loại đường fructose và glucose. Tuy nhiên, chúng không có liên kết với nhau như đường kính. Vì vậy, cơ thể chúng ta không mất công phân giải, đường fructose sẽ được hấp thụ rất dễ dàng. Sau đó, nó đi thẳng vào gan mà tạo nên các chất béo có hại cho cơ thể (VLDL và triglyceride).
Joseph Mercola, một chuyên gia sức khỏe ở Mỹ nói:
“Đường fructose đưa bạn vào quá trình tăng cân, bằng cách đánh lừa cơ chế chuyển hóa của nó. Fructose không kích thích tiết insulin một cách hợp lý, do đó không kiểm soát được các hooc-môn gây đói; không làm tăng hooc-môn leptin mang đến cảm giác no. Vì thế, bạn ăn nhiều hơn và cơ thể kháng insulin”. Quá trình này còn gây ức chế hệ miễn dịch.
Bên cạnh HFCS, còn có rất nhiều loại chất tạo ngọt khác được ngụy trang dưới những cái tên như: agave nectar, aspartame, aminosweet… Không phải loại đường nào cũng xấu như fructose, nhưng bạn nên biết tất cả các trường hợp ăn quá lượng từ các loại đường khác nhau cũng sẽ dẫn đến kết quả suy yếu hệ miễn dịch, bệnh béo phì và tiểu đường.
Nếu bạn đang nghiện đồ ngọt, hãy cẩn thận. Bạn chính xác là đang nghiện đường. Nghe có vẻ như một điều gì đó còn lâu mới quyến rũ bằng cocaine, nhưng một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy điều ngược lại. Năm 2007, tiến sĩ Serge Ahmed một nhà nghiên cứu người Pháp đã thử nghiệm lũ chuột “nghiện ngập” của ông với đường và cocaine. Kết quả, 94% chúng nghiện đường hơn.
Lí do đến từ việc não sản xuất một hợp chất hóa học có tên dopamine, tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi ăn/uống đường. Người nghiện đường ăn đường mỗi ngày để cảm thấy bình thường. Họ sẽ không thể chịu đựng được cái cảm giác thiếu hụt nó và mắc kẹt trong cơn nghiện.
Mối liên hệ giữa ung thư và đường là gì?
Tất cả các tế bào ung thư đều có cơ chế hô hấp kị khí. “Món ăn” ưa thích của chúng, không gì khác chính là đường. Ở nước Mỹ, một nửa lượng đường kính trắng được sản xuất từ củ cải đường, mà hầu hết của cải đường là biến đổi gen.
Đó cũng là một mối nguy hại khác khiến nó được mệnh danh là “cái chết trắng”.
Những loại đường mà bạn nên tránh xa bao gồm: đường trắng, đường nâu, đường hữu cơ agave, tất cả các chất ngọt nhân tạo như aspartame, sucralose, saccharin… Nếu bạn muốn thưởng thức vị ngọt, hãy lựa chọn các sản phẩm như stevia nguyên chất, xylitol, mật ong nguyên chất, mật mía hay đường dừa.
Điểm mấu chốt: muốn khỏe mạnh, bạn phải kiểm soát sự tiêu thụ đường của mình thay vì để nó kiểm soát bạn.
Sott.net
=========================
Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 093636.2656