Hàng trăm năm qua, việc điều trị ung thư đều được thực hiện hoặc đơn lẻ hoặc kết hợp giữa ba liệu pháp cơ bản: phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư; xạ trị (sử dụng tia xạ để đốt cháy khối ung thư); và hóa trị liệu (dùng hóa chất gây độc để tiêu diệt tế bào ung thư). Cả ba phương pháp này đều gây tổn thương cho các tế bào lành, thậm chí phương pháp hóa trị liệu và xạ trị còn diệt cả những tế bào lành đang hoạt động bình thường.
Một câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học: Liệu rằng có phương pháp nào điều trị ung thư mà các tế bào lành không bị hủy hoại trong khi vẫn có thể tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư và/hoặc khống chế khả năng phát triển nhanh chóng của khối u ung thư?
Vào những năm 1850, các Bác sỹ ở Đức (CHLB Đức) đã nhận thấy rằng các khối u ung thư của bệnh nhân thỉnh thoảng co lại khi họ bị nhiễm trùng. Quan sát này đưa đến một ý tưởng rằng có thể sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để kiểm soát và chống lại ung thư. Đến năm 1975, Georges Köhler và César Milstein (Đại học Cambridge) đã phát hiện ra phương pháp tổng hợp các kháng thể (kháng thể đơn dòng tinh khiết bằng công nghệ hybridoma). Đến năm 1997, FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc – Thực phẩm Mỹ) đã cho phép điều trị u lympho nang bằng kháng thể Rituximab. Thời gian sau đó, có 11 kháng thể nữa được phê duyệt để sử dụng trong điều trị ung thư. Vaccin ung thư cũng đã được sản xuất, nhưng ra đời muộn hơn. Sipuleucel-T là loại vaccin ung thư đầu tiên chính thức được phê duyệt năm 2010 để sử dụng trong cho liệu pháp miễn dịch tế bào để điều trị ung thư tiền liệt tuyến.
Hệ miễn dịch của cơ thể có hai loại tế bào quan trọng: Đại thực bào và tế bào “sát thủ tự nhiên” NK. Đại thực bào nuốt bất cứ yếu tố ngoại lai nào xâm nhập vào cơ thể, gồm kể cả các tế bào ung thư lưu hành trong máu. Tế bào “sát thủ tự nhiên” NK là loại tế bào miễn dịch đặc hiệu có khả năng tiết ra các hoạt chất trực tiếp phá hủy khối u và các tế bào ung thư “lang thang” trong máu và hệ thống bạch huyết cũng như tiêu diệt các các tế bào bị nhiễm (đang mang) virus.
Bởi vậy, khi hệ miễn dịch yếu, thì tế bào ung thư có thể tự do sinh sản và phát triển thành khối u. Y học hiện đại đã nhìn nhận một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là mấu chốt để đánh bại, đẩy lùi bệnh ung thư cũng như nhiều căn bệnh nan y khác. Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch là sử dụng hoạt chất hoặc một kỹ thuật nào đó để kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn nhằm tăng số lượng các tế bào miễn dịch (bạch cầu mono, đại thực bào) và đặc biệt là tế bào “sát thủ tự nhiên” NK, kích hoạt chúng, giúp chúng nhận biết được tế bào ung thư để tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư và khống chế khả năng phát triển, di căn của khối u ung thư.
Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch là một phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả, không gây đau đớn cho người bệnh. Liệu pháp này còn có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh khác như nhiễm virus (viêm gan, B, C, HIV/AIDS, v.v…), nhiễm khuẩn.
- Những ưu điểm của điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch :
- An toàn, không gây hại cho cơ thể. Không gây hại và/hoặc tiêu diệt tế bào/mô khỏe mạnh.
- Tiêu diệt một cách tự nhiên các tế bào ung nên ngăn chặn khả năng di căn và/hoặc tái phát sau khi sử dụng các liệu pháp điều trị truyền thống (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu). Nhờ vậy sẽ giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
- Giúp bệnh nhân đang điều trị bằng các liệu pháp khác (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu) nhanh chóng hồi phục nhờ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Có ý nghĩa to lớn trong dự phòng phát sinh ung thư.
- Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, còn có thể phòng chống được nhiều căn bệnh nhiễm trùng khác.
======================
Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 0936.36.2656