TIỀN CHỮA BỆNH UNG THƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÍNH THỐNG (TÂY Y) QUA NHỮNG CON SỐ.

Hãy nhìn những con số:

  • Sau 12 tháng điều trị gần 67% bệnh nhân phải đi vay tiền chữa bệnh, 22% bệnh nhân phải bán tài sản, 33% người bệnh không thể mua thuốc, 15% bệnh nhân không thể thanh toán tiền ăn uống, 21% bệnh nhân không có tiền trả cho chi phí đi lại khám bệnh.
  • Chi phí điều trị thuốc mới cho một bệnh nhân ung thư phổi, gan, đại tràng, máu từ 500 triệu đến 1,2 tỉ đồng/năm.

☆☆☆

KIỆT QUỆ VÌ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
(Tiền chi trả bảo hiểm xã hội cho bệnh ung thư là rất lớn nhưng vì sao rất nhiều gia đình không còn tiền chữa chạy sau một thời gian điều trị? Nhưng kết quả là đại đa số bệnh nhân vẫn chết…)

SKĐS – Thống kê tại Việt Nam năm 2012 cho thấy tổng gánh nặng kinh tế của 6 bệnh ung thư là 25.789 tỷ, chiếm 0,22% GDP năm này. Cụ thể, ung thư vú “ngốn” hết hơn 9000 tỷ, ung thư đại trực tràng tiêu tốn 8573 tỷ, ung thư dạ dày là 5667 tỷ. Tiếp đến là các loại ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ưng thư khoang miệng… với tổng chi phí cho 6 căn bệnh này lên đến 25.789 tỷ đồng. Chi phí này sẽ giảm đi nếu bệnh nhân được sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm.

Dù đa phần bệnh nhân ung thư được quỹ BHYT chi trả rất lớn, nhưng sau 12 tháng điều trị gần 67% bệnh nhân phải đi vay tiền chữa bệnh, 22% bệnh nhân phải bán tài sản, 33% người bệnh không thể mua thuốc, 15% bệnh nhân không thể thanh toán tiền ăn uống, 21% bệnh nhân không có tiền trả cho chi phí đi lại khám bệnh.

Thông tin này được TS.Phạm Cẩm Phương, Phó Giám đốc trung tâm y học hạt nhân ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết tại hội thảo tiếp cận điều trị ung thư hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả.

Phát hiện, điều trị ung thư muộn: Gánh nặng lớn cho người bệnh và xã hội. TS.Phạm Cẩm Phương cho biết, chi phí điều trị ung thư luôn là một gánh nặng với người bệnh. Trong khi đó, ung thư được phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả, chi phí càng thấp. Kết quả nghiên cứu tại 3 cơ sở điều trị ung thư lớn nhất cả nước là: Trung tâm Y học hạt nhanh và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho thấy, rào cản lớn nhất đối với bệnh nhân ung thư là chi phí điều trị tốn kém.

“Chi phí cho lần nhập viện đầu tiên vào khoảng 7 triệu đến 35 triệu đồng. Dù đa phần bệnh nhân ung thư được quỹ BHYT chi trả rất lớn, nhưng sau 12 tháng điều trị gần 67% bệnh nhân phải đi vay tiền chữa bệnh, 22% bệnh nhân phải bán tài sản, 33% người bệnh không thể mua thuốc, 15% bệnh nhân không thể thanh toán tiền ăn uống, 21% bệnh nhân không có tiền trả cho chi phí đi lại khám bệnh…”, TS Phương cho biết.
Trong nghiên cứu này, sau 1 năm điều trị 24% bệnh nhân tử vong. Ngoài ra chi phí điều trị thuốc mới cho một bệnh nhân ung thư phổi, gan, đại tràng, máu từ 500 triệu đến 1,2 tỉ đồng/năm. Do bệnh nhân đến muộn nên chi phí điều trị rất tốn kém.

Đề xuất quỹ BHYT nên thanh toán chi phí cho việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư

Tại hội thảo tiếp cận điều trị ung thư hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả mới đây, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương đã đưa ra đề xuất quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) nên thanh toán chi phí cho việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư. Theo phân tích của TS.Thuấn, việc quỹ BHYT chưa đồng thuận chi trả cho khám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư là một khó khăn, bởi thực tế chi phí dành cho sàng lọc phát hiện sớm thấp hơn rất nhiều chi phí BHYT phải chi trả cho các bệnh nhân ung thư. Hơn thế nữa, việc phát hiện sớm không chỉ giảm chi phí điều trị mà còn đem lại cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân, giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư.

TS.Thuấn dẫn chứng về dự án sàng lọc sớm ung thư được tiến hành ở 9 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang đã khám, sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, ung thư khoang miện cho 532.000 người.
Trong đó khám sàng lọc tuyến vú bất thường là trên 20%. Tỷ lệ phát hiện ung thư vú là 63,7/100.000 phụ nữ (trong khi tỉ lệ ghi nhận ung thư cho kết quả là 21 – 40/100.000 dân).
Nếu BHYT chi trả cho chi phí sàng lọc, phát hiện sớm ung thư sẽ giúp bệnh nhân ung thư giảm được gánh nặng chi phí điều trị

Tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung qua khám sàng lọc là 22,6/100.000 phụ nữ, trong khi tỉ lệ ghi nhận ung thư là 5 – 16/100.000 dân.

Tương tự, tỷ lệ phát hiện ung thư đại trực tràng qua khám sàng lọc là 45/100.000 dân (trong khi tỉ lệ ghi nhận ung thư là 12 – 22/100.000 dân). Tỷ lệ phát hiện các tổn thương bất thường ở khoang miệng (chủ yếu là viêm nhiễm) chiếm 10 – 13% và tỷ lệ phát hiện ung thư khoang miệng qua khám sàng lọc là 15/100.000 dân (trong khi đó tỉ lệ ghi nhận ung thưu là 5 – 9/100.000 dân).

“Những bệnh nhân được phát hiện sớm qua sàng lọc cơ hội điều trị khỏi nhiều hơn, chi phí ít tốn kém hơn. Còn thực tế tại các cơ sở y tế, tỉ lệ mắc bệnh ung thư đang gia tăng nhanh chóng nhưng phát hiện lại rất muộn. Đến hơn 70% người bệnh ung thư đến viện khi đã qua giai đoạn 3, khả năng điều trị khỏi rất hiếm, thường chỉ kéo dài sự sống. Trong khi đó, phát hiện sớm giai đoạn 1, 2 người bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, kéo dài thời gian sống hàng 5, 10 năm”- TS Thuấn thông tin

Báo: Sức khỏe & Đời sống

Thông tin từ BHYT:
Ông Nguyễn Minh Thảo – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam lo ngại, gánh nặng điều trị của bệnh nhân ung thư quá lớn. Báo cáo của Ban thực hiện chính sách BHYT cho thấy, năm 2014, chi phí cho bệnh nhân ung thư hơn 3.800 tỷ đồng, năm 2015 là 4.400 tỷ đồng; trong đó, chi phí thuốc và máu chiếm tới 65-70%. Các nhóm có chi phí lớn nhất năm 2015 như bướu ác của phế quản và phổi (620 tỷ đồng); bướu ác vú (490 tỷ đồng); bệnh bạch cầu tuỷ (350 tỷ đồng)… Quỹ BHYT ở Việt Nam khá hạn hẹp, nhưng chi phí thuốc ung thư rất lớn, có những bệnh nhân mất cả tỷ đồng vẫn tử vong. Do đó, việc siết chặt chẩn đoán, chỉ định điều trị ung thư là vô cùng cần thiết.

===========================
Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 0936.36.2656

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *