TỰ THUẬT CỦA MỘT BÁC SĨ TRẺ

Trên các trang mạng ở Trung Quốc đang truyền tải nội dung bài viết của một vị bác sĩ trẻ kể về những trải nghiệm ở bệnh viện của bản thân mình. Xem xong thật khiến tâm tình của người ta không khỏi nặng nề.

Mỗi một bênh nhân ung thư đều không cam tâm ngồi chờ chết, xuất phát từ bản năng cầu mong được sống, có biết bao nhiêu bệnh nhân đã trở thành “miếng thịt Đường Tăng” tranh đi đoạt lại giữa các phòng khoa của một số bệnh viện bất lương nào đó…

Năm 2009, sau khi tôi tốt nghiệp chuyên ngành khoa ung bướu của trường Đại học y khoa Thiên Tân, tôi may mắn được trở thành bác sĩ khoa Ung bướu của một bệnh viện 3A ở tỉnh Sơn Đông.

Ngày đầu tiên làm việc, tôi khoác lên bộ áo choàng màu trắng, cùng với chủ nhiệm đi kiểm tra phòng. Kiểm tra phòng ca suốt một buổi sáng, tổng cộng có hơn 40 bệnh nhân mắc bệnh ung thư, bệnh tình của mỗi người trong số họ đều không giống nhau, đối với lời của chúng tôi họ đều là bảo sao nghe vậy.

Buổi sáng ngày hôm sau, tôi tiếp nhận khám cho một cụ già mắc bệnh ung thư thời kỳ cuối. Nhìn ảnh chụp X-quang của ông, tế bào ung thư đã lan ra toàn thân, không có khả năng trị liệu nữa. Hơn nữa, từ cách ăn mặc của ông có thể nhìn thấy được rằng, gia cảnh của ông cũng không phải khá giả gì, nên không cần phải tốn tiền một cách uổng phí nữa.

Xuất phát từ lòng hảo tâm, tôi gọi cô con gái của ông đến phòng làm việc, đề nghị cô ấy hãy từ bỏ việc trị liệu. Cô con gái của ông khóc ầm lên, đau khổ dẫn ông cụ về nhà. Không ngờ, một tuần sau đó, tôi phát hiện ông cụ lại nhập viện nữa!

Y tá trưởng kể lại rằng sau khi ông cụ về nhà đã không can tâm ngồi “chờ chết”, nên đã bán căn nhà của mình với giá 300 ngàn tệ (khoảng 1 tỷ đồng), lại đăng ký với một chuyên gia khoa Ung bướu yêu cầu chữa trị, lập tức đã được vị chuyên gia này cho vào nằm viện.

Y tá trưởng còn lén lén nói với tôi: ông cụ còn ở trong phòng bệnh nói y đức của anh tệ hại, bản thân không có năng lực chữa bệnh cho ông ta thì thôi, lại còn bảo ông về nhà chờ chết!

Cuối tháng 11/2009, khoa Ung bướu của chúng tôi phát tiền thưởng, bình quân mỗi một người mới được hơn 2.000 tệ! Chủ nhiệm đóng cửa lại mở cuộc họp kín với chúng tôi: “Bệnh viện chúng ta thực hành là kiểm tra đánh giá thành tích, thu nhập trừ đi chi phí lại cộng với tỷ lệ phần trăm trong trích phần trăm mới là tiền thưởng”.

Ông ấy cố tình dừng lại một chút, nói: “Không cần tôi phải giải thích thêm nữa phải không? Các cậu dùng thuốc rẻ có được thêm mấy đồng tiền, đó là tự do của các cậu, nhưng mà, các cậu không thể xem bản thân mình như là Bồ Tát hạ phàm, để cho mọi người phải ăn không khí (nhịn đói) theo các cậu được”. Lời của chủ nhiệm vừa dứt, ánh mắt của mọi người đều đổ dồn về phía tôi, mặt của tôi lập tức nóng bừng…

Chuyện này chưa qua được mấy hôm, bệnh viện lại có một cán bộ nghỉ hưu mắc ung thư tiền liệt tuyến nhập viện, tế bào ung thư đã di căn đến vùng bụng. Bởi đã có giáo huấn từ bài học trước, tôi thử tìm đến vợ của ông nói chuyện: “Tôi nghĩ nên dùng thuốc tốt một chút, bởi vì như vậy có thể kéo dài mạng sống cho bệnh nhân…”.

Lời của tôi vừa dứt, vợ của ông liền gật đầu như gà mổ thóc: “Thuốc nào tốt thì hãy dùng thuốc đó, tôi không tiếc bỏ tiền cho lão Trương nhà tôi!”.

Có được câu nói này, tôi đã thả lỏng chân tay, thuốc gì đắt nhất thì dùng thuốc đó. Cuối cùng, ông cụ ở trong bệnh viện hai tháng, tổng cộng đã tiêu hết 1,3 tỷ đồng, cuối cùng vẫn mất.

Trong lòng tôi tự cảm áy náy với ông cụ. Nhưng điều khiến tôi cười không được mà khóc cũng không xong, đó là sau khi lo liệu hậu sự xong, lãnh đạo bệnh viện lại đặc biệt gửi tặng cho tôi một cờ thi đua, nói tôi coi bệnh nhân giống như người trong nhà, cố gắng nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư thời kỳ cuối.

Tháng 7/2010, tôi đã tiếp nhận chỉ liệu cho một bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi thời kỳ đầu, cảm thấy cần phải làm phẫu thuật, liền giới thiệu bệnh nhân cho một bác sĩ thuộc khoa lồng ngực. Không ngờ rằng, bệnh nhân sau khi phẫu thuật, bác sĩ khoa lồng ngực đã đặc biệt mời tôi đi ăn một bữa cơm, và đưa cho tôi 500 tệ tiền phong bì.

Tôi không nhận, anh ta lại nói: “Đây là thứ mà cậu đáng được nhận. Sau này nếu như bên tôi có bệnh nhân cần làm hóa học trị liệu, cũng sẽ giới thiệu cho cậu. Hai chúng ta còn phải hợp tác trong thời gian dài!”.

Sau đó, anh ta còn lấy thân phận người đi trước để dạy dỗ tôi: “Cậu là học sinh vừa mới tốt nghiệp chưa được bao lâu, bây giờ chưa nắm rõ công tác của khoa Ung bướu. Nói một cách đơn giản chính là thế này, bệnh nhân ung thư đến đây, trước hết cần giới thiệu cho bệnh viện ngoại khoa để cho họ làm phẫu thuật, để cho ngoại khoa kiếm được tiền phẫu thuật rồi, rồi chuyển bệnh nhân đến khoa hoa hóa học trị liệu để hóa trị, sau đó rồi chuyển đến khoa xạ trị để xạ trị, đợi đến khi những khoa này đều kiếm được tiền cả rồi, rồi hãy quẳng bệnh nhân đến khoa Trung y uống thuốc”.

Một chuyện xảy ra sau đó đã cho tôi nghiệm chứng được lời của vị bác sĩ ngoại khoa này. Có một bệnh nhân ung thư dạ dày thời kỳ cuối, tế bào ung thư đã di căn đến màng bụng, nhưng vẫn được chuyển đến ngoại khoa làm phẫu thuật, sau khi phẫu thuật xong rồi lại được lần lượt chuyển đến khoa Ung bướu để hóa trị, khoa xạ trị để xạ trị, khoa Trung y uống thuốc bắc, dày vò như vậy trong suốt 3 tháng, bệnh nhân đã chết. Tôi đã từng lén lén lấy tư liệu chụp X-quang của bệnh nhân ra xem thử, vừa nhìn thì phát hiện không có yêu cầu làm phẫu thuật.

Có một lần, bác sĩ ngoại khoa lồng ngực đã từng hợp tác trước đó chuyển đến cho tôi một bệnh nhân ung thư phổi đã phẫu thuật. Người bệnh hơn 70 tuổi, ung thư phổi giai đoạn đầu, dù cho không có làm hóa học trị liệu cũng có thể sống được một thời gian dài.

Không ngờ rằng, khi tôi tốt bụng nói với ông ấy rằng không cần phải làm hóa học trị liệu, ông ấy lại chất vấn tôi: “Sau khi phẫu thuật ung thư thì hóa trị, xạ trị là quy trình điều trị thông thường, nếu như nghe lời cậu không cần phải trị liệu nữa, vậy thì nếu như bệnh ung thư của tôi tái phát, cậu có gánh chịu trách nhiệm được không?”.

Thật ra, hóa trị liệu có tác dụng phụ rất lớn, nhất là đối với bệnh nhân ung thư đã tuổi cao sức yếu mà nói, tác dụng phụ càng là có thể dẫn đến cái chết. Gắng gượng trải qua hóa học trị liệu trong 4 tháng, khả năng miễn dịch của ông cụ càng lúc càng giảm đi, căn bệnh ung thư cũng đã theo đó mà tái phát.

Dưới yêu cầu mạnh mẽ của người nhà, chúng tôi lại làm phẫu thuật bằng dao gamma cho ông cụ, kết quả khiến cho phạm vi di căn của khối u càng lớn hơn… Bị dày vò hành hạ như vậy trong hơn một năm, cuối cùng ông lão đã chết trong đau đớn!

Bác sĩ không cứu người, bệnh viện trở thành nơi thương mại. Người bệnh khẩn cầu được sống, tiền tài đều bị rút sạch.

Bác sĩ, vốn là ngành nghề cao thượng nhất của con người, giờ đây ở Trung Quốc lại trở thành như vậy. Gốc rễ là từ đâu? Rốt cuộc chúng ta đang truyền rộng tình thương và tình người, hay là coi những hiện tượng ở thế gian này như không tồn tại mà lạnh lùng thờ ơ?

Có một trí giả đã từng nói: Muốn đánh giá một xã hội thì cần phải nhìn xem người trong xã hội này đối đãi với những người bất hạnh nhất ngay bên cạnh mình như thế nào?

Theo Epochtimes.com

===========================
Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 0936.36.2656

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *