UNG THƯ XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ

Ung thư xương xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, thiếu niên từ 5-15 tuổi, đây là độ tuổi cấu trúc xương đang có sự phát triển mạnh. Tuy nhiên, có không ít trường hợp ung thư xương xảy ra ở những người lớn tuổi. Bệnh có thể gây ra tử vong khá nhanh từ khi phát hiện nếu không có phương pháp điều trị thích hợp. Do đó, thực hiện khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc ung thư sớm là điều hết sức quan trọng.

• Triệu chứng ung thư xương ở người già
Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính ở trong xương. Khối u này sẽ phát triển liên tục, xâm lấn tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn rất nhanh. Nếu so với khối ung thư khác thì có thể thấy tốc độ di căn của ung thư xương nhanh gấp từ 3 – 4 lần. Ung thư xương xảy ra chủ yểu ở phần xương mềm và tủy bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên nó dễ dàng theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể.

Ở người già, có một số trường hợp bị gãy xương dù chỉ ngã nhẹ có thể bị nhầm lẫn do gãy xương nếu bác sĩ không chú ý đến các triệu chứng khác của ung thư xương.

Về cơ bản, bệnh ung thư xương ở người già cũng có những triệu chứng giống như ở trẻ nhỏ. Đau là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất. Ban đầu là những cơn đau nhẹ, sau đó kéo dài và thường đau tăng về đêm và khi nghỉ ngơi. Xung quanh vùng xương bị ảnh hưởng có biểu hiện sưng tấy, tuy nhiên biểu hiện sẽ không rõ cho đến khi khối u phát triển tương đối to.

Đôi khi triệu chứng gãy xương là dấu hiệu ban đầu của ung thư xương. Gãy xương bệnh lý thường gặp hơn ở những bệnh nhân ung thư di căn xương có tổn thương tiêu xương. Trường hợp ung thư nằm ở gần khớp, khối u có thể làm khớp đó cử động khó khăn và do vậy ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn bộ chi này. Nếu ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống và làm các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói.

Ngoài ra, dấu hiệu ung thư xương như kém ăn, mệt mỏi, nôn, táo bón, lú lẫn, sút cân, có thể thấy hạch ngoại vi.

Cũng như các loại ung thư khác, hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm ung thư xương. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Khi ung thư xương đã đến các giai đoạn sau và có xu hướng di căn sang các bộ phận khác như gan, phổi, thì việc chữa trị sẽ vô cùng khó khăn và cơ hội sống sót là rất thấp.

• Điều trị ung thư xương ở người già như thế nào?
Nguyên tắc điều trị ung thư xương là điều trị triệu chứng và quan trọng nhất là giảm đau, điều trị gãy xương, tăng canxi máu, nâng cao sức đề kháng, ngặn chặn hoặc làm giảm quá trình huỷ xương, làm chậm quá trình di căn xương và kết hợp với điều trị ung thư nguyên phát nếu có thể.

– Sử dụng một số loại thuốc giảm đau: 
Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu như Paracetamol, Paracetamol + codein hoặc tramadol, Morphin hoặc các dẫn xuất của Morphin, thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib… Ở những bệnh nhân có biểu hiện lo lắng hay trầm cảm nhiều có thể sử dụng thêm thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau thần kinh (pregabalin, gapentin).

– Thuốc điều trị ngăn chặn hoặc giảm huỷ xương, làm chậm quá trình tiến triển di căn xương và tiến triển của bệnh: Biphosphonate, thuốc kháng RANKL, thuốc kháng cathepsin K…

– Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư và mô lành xung quanh nó. Nếu ung thư xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, thì bác sĩ sẽ lấy u và một vùng mô lành xung quanh u.

– Hóa trị: Hóa trị là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thư đang phân chia nhanh. Hóa trị thường được kết hợp với phẫu thuật ung thư xương. Đôi lúc, hóa trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật.

– Xạ trị: Các bác sĩ sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong một số trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

– Phương pháp Miễn dịch (Đông y): Nâng miễn dịch, ngăn ngừa di căn, dưỡng xương hạn chế quá trình phá hủy xương, bổ thận sinh tủy..

Song song với việc điều trị thì việc bổ sung chất dinh dưỡng hằng ngày cũng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc phục hồi sau điều trị tốt hơn. Bệnh nhân nên tăng cường khẩu phần đạm so với bình thường để cung cấp đầy đủ các loại acid amin – cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật, tốt nhất nên sử dụng thịt màu trắng như thịt gia cầm, sử dụng nhiều tôm cua, hải sản, trứng,..

Khi chế biến thực phẩm nên luộc, hấp thay vì chiên, xào. Nên thay mỡ bằng dầu thực vật, kiêng các loại bánh ngọt, mứt, kẹo, chocolate… và có thể bổ sung những chất béo có lợi cho cơ thể như Omega-3 có trong cá thu, cá ngừ, cá hồi…

Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ: cà rốt, ngô, rau dền, bắp cải, rau ngót, cần tây, giá, cà tím, khoai lang, nghệ, gấc, súp lơ, dưa leo…

======================
Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 0936.36.2656

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *