UNG THƯ XƯƠNG Ở TRẺ EM

UNG THƯ XƯƠNG Ở TRẺ EM 
(Nguy cơ không thể coi thường)

Ung thư xương khá hiếm gặp, chiếm khoảng 0,5% trong toàn bộ hơn 100 loại ung thư của cơ thể. Đây một bệnh lý ác tính có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất bởi cơ thể đang trong quá trình phát triển mạnh và những tổn thương của xương có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cơ thể sau này.

Ung thư xương trẻ em thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 13-15 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể con người đang phát triển và hoàn thiện các cơ quan, nên đối với bộ xương, phần sẽ tăng trưởng làm xương dài thêm, đây chính là nơi hay xảy ra khối u ung thư xương.

Ung thư xương được phân thành 8 loại: sacôm (sarcoma) xương, sacôm sụn, u tế bào khổng lồ ác tính, sacôm ewing, ung thư mạch máu, ung thư tế bào liên kết xương, u nguyên sống, u men xương dài. Sacôm xương là dạng ung thư xương trẻ em thường gặp nhất, chiếm 5% tổng số ca ung thư trẻ em, thường thấy ở bé trai (gấp đôi bé gái) và 80% ở gần vị trí khớp (gần khớp gối, gần khớp vai).

Nguyên nhân ung thư xương chủ yếu là do rối loạn di truyền các tác nhân bên trong cơ thể, liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Ung thư xương cũng có thể do một số bệnh lành tính của xương chuyển hóa thành như chối xương sụn, quá phát bản sụn đầu xương dài, bệnh paget của xương, loạn sản sơ xương,…hay một số bệnh di truyền do sai lệch gen AND hay tình trạng phơi nhiễm, tiếp xúc với tia phóng xạ.

• Các dấu hiệu bạn nên biết về ung thư xương ở trẻ em
Đau là dấu hiệu khởi đầu hay gặp nhất của bệnh ung thư xương trẻ em. Đầu tiên, bệnh nhân cảm thấy đau, sưng vùng gần khớp, đặc biệt là quanh khớp gối, gần khớp vai. Cảm giác đau mơ hồ trong xương, sau đó đau từng đợt ngắn, rất khó chịu. Ở giai đoạn nặng thì cảm giác đau buốt xương liên tục, càng về đêm càng đau nhiều hơn, kèm theo khối u sưng to, đau ngày càng tăng.

Khi trẻ bị ung thư xương có thể có thêm dấu hiệu là sự xuất hiện các khối u, ban đầu là đám sưng, chắc, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau. Về sau, u to nhanh, gây biến dạng. U xâm lấn phần mềm, đau khi khám, phần da ấm nóng hơn nơi khác. Các khối u của ung thư xương có thể phá vỡ da, gây chảy máu, bội nhiễm. Bệnh nhân bị xanh xao, môi tái, sốt liên miên, nhiễm độc, kém ăn, mất ngủ…

Ung thư tiêu hủy xương, gãy xương tự phát gây nên đau chói và mất vận động. Một số trường hợp gãy xương do ngã nhẹ, có thể nhầm gãy xương do chấn thương nếu thầy thuốc không chú ý các triệu chứng phối hợp.

Công tác chẩn đoán ung thư xương ở trẻ em cần được thực hiện kỹ lưỡng, xác định độ ác tính (thấp, vừa, cao) và giai đoạn bệnh (khu trú hay đã di căn phổi, gan, xương khác…) để có phác đồ điều trị tốt nhất.

• Cách điều trị căn bệnh nguy hiểm này như thế nào?
– Phẫu thuật: cắt bỏ đoạn chi có khối u ung thư xương. Trong một số trường hợp bác sỹ buộc phải tiến hành tháo bỏ khớp, chi của bệnh nhân. Họ có thể được cấy ghép một số bộ phận để thay thế cho bộ phận bị cắt bỏ, bệnh nhân vẫn có thể lấy lại khả năng sinh hoạt bình thường.

– Hóa trị: dùng nhiều thuốc tiêm truyền để ngăn ngừa và điều trị tổn thương di căn xa (chủ yếu di căn phổi, màng phổi).

– Phương pháp Miễn dịch (Đông y): Nâng miễn dịch, ngăn ngừa di căn, dưỡng xương hạn chế quá trình phá hủy xương, bổ thận sinh tủy.

Ung thư phần mềm nói chung và ung thư xương nói riêng là một bệnh hiếm gặp, diễn biến bệnh âm thầm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất là bạn nên đưa con em đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những biến đổi bất thường của trẻ một cách sớm nhất, đặc biệt là khi phát hiện một trong những triệu chứng kể trên.

======================
Lương y. Phạm Quốc Khánh
Điện thoại: 0936.36.2656

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *